Hôm nay :

Hotline: 0120 220 1889 - 0902 108 162

1 2 3 4 5

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Trong các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống vào ngày xuân, không thể nào bỏ qua câu đối. Thú vui tao nhã này đã có từ rất lâu, nó đi vào văn học và đời sống như một lẽ tự nhiên của đất trời.
macvixuantanhoalactan
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhất chi Mai (Mãn Giác Thiền sư)
Câu đối là gì?

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm diễn đạt ý tưởng, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một sự việc, hiện tượng nào đó trong đời sống xã hội. Nguyên thủy từ đối (對) ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi.

Nguồn gốc câu đối

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.
Câu đối được xem là "tinh hoa" của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".

Nguyên tắc của câu đối
Câu đối được xem là chỉnh đối (hay đối cân) phải thỏa mãn hai nguyên tắc sau:
1. Ngữ nghĩa: Các từ sử dụng trong hai vế đối phải tương xứng nhau về các mặt:
- Luật bằng-trắc: Thanh bằng phải đối với thanh trắc và ngược lại
- Từ loại: Thực tự (như trời, đất, cây, tên người, địa danh...) phải được đối với thực tự. Hư tự (là các từ nối, từ đệm như thì, là, mà, nhưng...) phải được đối với hư tự. Danh/động/tính từ phải đối với danh/động/tính từ. Từ láy phải đối với từ láy.
- Xuất xứ: Nhằm tăng tính đa dạng và lắt léo, người ra đối thường sử dụng các điển tích văn học, thành ngữ ca dao, cách ngôn tục ngữ hoặc vấn đề thời sự... để đưa vào vế đối.
Người đối lại cũng phải đưa ra các điển tích, thành ngữ... tương ứng để đối.

2. Ngữ cảnh: Ý của hai câu phải tương xứng, có thể đồng điệu hoặc đối nghịch với nhau.

Hai nguyên tắc này có thể được diễn dịch nôm na bởi từ Đối: Đối xứng (Ngữ nghĩa) và Đối đáp (Ngữ cảnh).

Phân loại câu đối
Câu đối Việt Nam được Dương Quảng Hàm phân loại theo ý nghĩa, gồm các loại sau:

*Câu đối mừng: làm để tặng người khác trong những dịp vui mừng như: mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng đám cưới, mừng nhà mới...
Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa khả phong giai tị ốc.
Sống ở làng, sang ở nước, mừng ông nay lại vểnh râu tôm
(Nguyễn Khuyến, viết mừng một chánh tổng trước bị cách chức, sau được phục sự và làm nhà mới)

*Câu đối phúng: làm để viếng người chết.
Nhà chỉn rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tưởi chân nam chân chiêu, ví tớ đỡ đần trong mọi việc
Bà đi đâu vợi mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay đũa tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.
(Nguyễn Khuyến: câu đối khóc vợ)

*Câu đối Tết: làm để dán nhà, cửa, đền, chùa...về dịp Tết Nguyên Đán.
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
(Nguyễn Công Trứ, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi)

*Câu đối thờ: là những câu tán tụng công đức tổ tiên hoặc thần thánh làm để dán hoặc treo những chỗ thờ.
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ.
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.
(Dịch nghĩa: Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân. Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)

hoặc:
Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh
Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang
(Câu đối thờ Tuệ Tĩnh ở đền Bia)

hoặc:
Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh tự tại.
Sơn sắc, thủy sắc, yên hà sắc, sắc sắc giai không.
(Câu đối khắc ở chùa Diệu Đức, Huế)

*Câu đối tự thuật: là những câu kể ý chí, sự nghiệp của mình và thường dán ở những chỗ ngồi chơi.
Chị em ơi! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.
Trời đất nhẻ! gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng ềnh
(Nguyễn Công Trứ, câu đối tự thuật)

*Câu đối đề tặng: là những câu đối làm ra để đề vào chỗ nào đó hoặc tặng cho người khác.
Nếu giầu quen thói kình khơi, con cháu nương nhờ vì ấm
Việc nước ra tay chuyên bát, bắc nam đâu đấy lại hàng
(Lê Thánh Tông, câu đối đề ở một hàng bán giầu (trầu) nước)

*Câu đối tức cảnh: là những câu tả ngay cảnh trước mắt.
Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài
(Hồ Xuân Hương)

*Câu đối chiết tự (chiết: bẻ gãy, phân tách; tự: chữ): là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu.
Tự là chữ, cất giằng đầu, chữ tử là con, con ai con nấy?
Vu à chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh à đứa, đứa nào đứa này?

*Câu đối trào phúng: là những câu làm để chế diễu, châm chích một người nào đó.
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại.
Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi
(Câu đối tặng một người chột mắt mới đỗ khoa thi võ)

*Câu đối tập cú: là những câu lấy chữ sẵn ở trong sách hoặc ở tục ngữ, ca dao.
Gái có chông như rồng có vây, gái không chồng như cối xay không ngõng.
Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

*Câu đối thách (đối hay đố): người ta còn nghĩ ra những câu đối oái ăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc thách người khác đối. Lối đối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm dị nghĩa...
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già
Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại
(Câu đối có bốn chữ : cóc cách cọc cạch đối với bốn chữ công kênh cồng kềnh)

Công thức đo độ khó của vế đối

+ Gọi N là tổng số từ của vế đối
+ Gọi x là tổng của các quy luật tìm thấy trong vế đối
+ Độ khó (K) là tỷ số giữa tổng các quy luật (x) và tổng số từ (N) của vế đối: K = x/N
Ví dụ 1:
Xét vế đối của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm: "Da trắng vỗ bì bạch"
+ Ta có N = 5
+ Tính các quy luật:
Luật 1: Da <=> bì
Luật 2: Trắng <=> bạch
Luật 3: Bì bạch là từ láy (2)
Như vậy, x = 3.
Độ khó của vế đối này là: K = 3/5 = 0.6

Vế đối này của Đoàn Thị Điểm, hiện nay, có khá nhiều người đối như
1. Rừng sâu mưa lâm thâm
2. Quạ vàng đội kim ô
3. Trời xanh màu thiên thanh
nhưng chưa chỉnh. Câu đối đã được đăng ở quyển "Thế giới mới" được coi là tạm ổn nhất: "Tay sơ sờ tí ti" . Tí cũng là tay, tí ti là một chút xíu, cũng là một từ láy âm tay sơ là tay còn trong sạch, nguyên vẹn.

Ví dụ 2: Giai thoại đối đáp giữa hai danh tướng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm.

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế


Xét vế đối của Đặng Trần Thường: "Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai"
+ N = 13
+ x1 = 4 (5 từ "ai", nhưng có 2 từ điệp lại trong "Ai công hầu, ai khanh tướng" chỉ được tính 1)
+ x2 = 1 (công hầu <=> khanh tướng)
+ x = 5
+ K = 5/13 = 0.38

Ví dụ 3: Dành cho bạn đọc.
"Thầy giáo tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, lấy giáo án gián áo!"

Có người đối như sau nhưng không chỉnh:

"Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa , nhòa cả hương lỉnh lương hưu, lưu hương"

Ví dụ 4: Dành cho bạn đọc
Đi xe đạp đạp xe đi vừa đạp vừa đi là đi xe đạp
Thầy toán học học toán thầy vừa học vừa thầy là thầy toán học
Những vế đối chưa đối được
Có những vế câu đối rất khó đối (đến bây giờ vẫn chưa ai đối được) như:

1. Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử.
Vế này khó đối vì hồi hương (cũng có nghĩa "về quê") và phụ tử (cũng có nghĩa "cha con") đồng thời lại là tên gọi các vị thuốc.
Vào vụ đông trường nam bón phân bắc trồng khoai tây, Sang xuân hạ quyết tâm thu hàng tấn củ.
Vế này cũng khó đối vì đông, tây, nam, bắc (chỉ hướng địa lý) và xuân, hạ, thu, đông (chỉ các mùa trong năm).
2. Không vô trong nội nhớ hoài. (Tự Đức)
Vế đối này thì cực khó rồi (Bạn thử tìm hiểu tại sao).

Microsoft không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm công nghệ cao mà còn được biết đến như một điển hình về kiểu phỏng vấn gây căng thẳng cho ứng viên với những câu đố mẹo, những bài toán kì quặc. Kiểu tuyển người “lạ đời” này đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên sự khác biệt giữa tập đoàn huyền thoại Microsoft với các công ty khác.

Trong cuốn sách "Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ?" của William Poundstone đã giới thiệu nhiều về kiểu phỏng vấn lạ đời này của Microsoft. Trong loạt bài này xin giới thiệu các đáp án "có lý" cho các câu hỏi có vẻ "vô lý" này.

Microsoft sử dụng những câu đố logic và những câu hỏi "vô lý" nhằm đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên chứ không phải tìm kiếm kỹ năng chuyên biệt nào. Trước hết xin đăng một loạt những câu hỏi “khó chịu” và đáp án sẽ có trong các bài tiếp theo. Nhưng nếu bạn có hứng thú với chúng xin cho ý kiến ở mục nhận xét:

- Làm thế nào có thể biết được trọng lượng của một chiếc máy bay mà không sử dụng bàn cân?

- Tại sao hầu hết các nắp cống trên đường có hình tròn mà không phải là hình vuông?

- Tại sao khi soi gương, vị trí trái phải đổi chỗ cho nhau mà không phải là trên dưới?

- Mỗi giờ có bao nhiêu lít nước chảy từ sông Mississippi ngang qua New Orleans?

- Tất cả băng trên sân hockey (sân chơi khúc côn cầu) nặng bao nhiêu kg?

- Làm thế nào để chỉ với một nhát cắt thẳng bạn có thể cắt làm hai phần đều nhau một chiếc bánh gatô hình chữ nhật đã bị khoét mất một miếng bên trong cũng hình chữ nhật ở một chỗ bất kỳ với độ lớn bất kỳ và hướng trục bất kỳ?

- Bạn có thể đưa ra mẫu thiết kế như thế nào dành cho phòng tắm của Bill Gates?

- Bạn làm thế nào để có thể tìm thấy cuốn sách mình cần trong một thư viện lớn, nếu tại đây không có hệ thống thư mục, và cũng không được nhờ vào sự hỗ trợ của nhân viên thư viện.

- Chiếc chìa khóa cắm vào ổ khóa cửa xe ô tô nên được quay theo chiều nào khi mở khóa?

- Tại sao trong khách sạn khi bạn mở vòi nước nóng thì nước nóng lập tức chảy ra (trong khi tại các khu nhà ở thì phải chờ một lúc)?

- Kẹo sô-cô-la viên M&M được sản xuất như thế nào?

- Nếu bạn đang bơi trên thuyền và ném một chiếc valy từ thuyền xuống nước thì mực nước sẽ dâng lên hay hạ xuống?

- Có tất cả bao nhiêu người lên dây đàn dương cầm trên thế giới?

- Có bao nhiêu trạm xăng ở nước Mỹ?

- Giả thiết rằng bạn là một nhân viên thuế vụ. Việc bạn được giao làm đầu tiên – kiểm tra xem một công ty cung cấp dịch vụ trông trẻ có gian lận trong việc đóng thuế không? Bạn sẽ thực hiện công việc này như thế nào?

- Bạn có tám viên bi-a, một trong số chúng bị lỗi khi sản xuất nên nặng hơn những viên còn lại. Làm thế nào để chỉ sau hai lần cân so sánh, không dùng quả cân mà bạn có thể tìm được viên bi-a bị lỗi đó?

- Bạn có 5 lọ thuốc. Trong một lọ, tất cả các viên thuốc đều bị “hỏng”. Chỉ có bằng cách sử dụng bàn cân, bạn mới có thể xác định được đâu là viên thuốc “bình thường”, đâu là viên“hỏng”. Tất cả những viên bình thường” đều nặng 10g mỗi viên, trong khi mỗi viên “hỏng” chỉ có trọng lượng 9g. Làm thế nào sau chỉ một lần cân bạn có thể xác định được đâu là lọ thuốc hỏng?

- Trên một hình tam giác đều ở 3 đỉnh có 3 con kiến. Mỗi con bắt đầu chuyển động thẳng theo một hướng bất kỳ theo cạnh tam giác đến một góc khác. Xác suất của sự việc không có con kiến nào đụng nhau là bao nhiêu?

- Có bốn con chó đứng tại 4 góc của một hình vuông. Mỗi con chó bắt đầu đuổi một con chó khác đứng gần nó theo chiều kim đồng hồ. Những con chó chạy với tốc độ bằng nhau và luôn đổi hướng để nhắm thẳng đến kẻ láng giềng theo chiều kim đồng hồ của mình. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì những con chó gặp nhau? Và chúng gặp nhau ở đâu?

- Bạn có b cái hộp và n tờ giấy bạc một đô la. Hãy chia tiền vào các hộp sau đó niêm phong hộp lại. Bạn chia thế nào để không cần mở hộp ra có thể lấy bất kỳ một số tiền nào từ 1 đến n đô la. Hỏi có những giới hạn ràng buộc nào dành cho b và n?

- Bạn có 3 giỏ hoa quả. Giỏ thứ nhất chỉ toàn táo, giỏ thứ hai chỉ toàn cam, giỏ thứ ba lẫn lộn cam và táo. Bạn không nhìn thấy trong mỗi giỏ có loại quả gì. Mỗi giỏ đều có một nhãn hiệu nhưng các nhãn hiệu đều ghi sai. Bạn được phép nhắm mắt thò tay vào một giỏ bất kỳ để lấy ra một quả và mở mắt nhìn quả đó. Làm thế nào có thể xác định được trong mỗi giỏ chứa loại quả nào?
-Một đứa trẻ có thể đi trên đoạn đường nhựa thẳng với tốc độ 2 km/giờ hoặc đi trên bãi cát 2 bên đường với tốc độ 1 km/giờ. Hãy vẽ hình khu vực mà đứa trẻ có thể tới sau 2 giờ kể từ khi xuất phát từ một điểm trên đường nhựa. Đoạn đường và bãi cát 2 bên đường coi như vô tận. Không tính ảnh hưởng của người khác hoặc các chướng ngại vật.

- Tại một làng quê có 50 cặp vợ chồng, các ông chồng đều phản bội vợ. Bất cứ người phụ nữ nào trong làng cũng lập tức biết ngay nếu có ai đó trong số các ông chồng khác vừa phản bội vợ mình (bạn biết đấy, chuyện đồn đại lan đi rất nhanh ở các thị trấn nhỏ), nhưng lại không biết nếu đó là chồng mình (kẻ bị phản bội thường là người cuối cùng biết về nỗi đau khổ của mình). Luật của thành phố buộc người phụ nữ, nếu có bằng chứng về sự phản bội của chồng, phải giết anh ta ngay trong ngày hôm đó. Không ai có thể trái lệnh này. Một lần, có nữ hoàng vốn nổi tiếng là người không bao giờ phán đoán sai, đến thăm làng này. Bà thông báo với dân chúng rằng, ít nhất có một người đàn ông của thành phố đã phản bội vợ. Hỏi chuyện gì sẽ xảy ra?

Thực tế, những câu hỏi dạng này được người trong nghề gọi là những câu hỏi không có đáp án bởi thực ra không ai biết đáp án chính xác là gì. Các chuyên gia phỏng vấn sử dụng chúng vì họ tin rằng với cách này, họ có thể đánh giá được năng lực trí tuệ, khả năng sáng tạo và cách suy nghĩ “vượt ra ngoài khuôn khổ” của ứng viên - những đặc tính cần thiết để tồn tại trên thương trường đầy cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

P.S: Những câu trả lời "có lý" cho các câu hỏi trên sẽ được DongPhD đưa ra vào mùng Một Tết Kỷ Sửu. Tuy nhiên, trước hết các bạn hãy suy nghĩ và tự trả lời xem sao.

Bài liên quan: Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6

Đã đăng: Phần 1: Một chút về dương lịch
Âm lịch ở Việt Nam là một loại lịch thiên văn. Nó được tính toán dựa trên sự chuyển động của mặt trời, trái đất và mặt trăng. Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:

  • Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc

  • Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch

  • Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch

  • Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận

  • Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.
Một số thuật ngữ:

  • Sóc (New moon) là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là "hội diện" vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.

  • Trung khí (Major solar term) là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3), Hạ chí (khoảng 22/6), Thu phân (khoảng 23/9) và Đông chí (khoảng 22/12).

Bởi vì dựa trên cả mặt trời và mặt trăng nên lịch Việt Nam không phải là thuần âm lịch mà là âm-dương-lịch. Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc . Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc. Sau khi đã biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch, ta tính xem các Trung khí rơi vào tháng nào để từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.

Gói pdfscreen.sty, được phát triển bởi C. V. Radhakrishnan năm 2000, giúp ta thiết kế lại file .pdf đầu ra trong văn bản thông thường để đọc trên màn hình và vẫn thuận tiện khi in ấn.

pdfscreen


  • Mẫu khai báo sẵn:
\documentclass[12pt]{article}
\usepackage{amsmath}
\usepackage[utf8]{vietnam}
\usepackage[screen,panelright,paneltoc]{pdfscreen}
\margins{.5in}{.5in}{.5in}{.5in} % Canh lề
\screensize{6.25in}{8in} %Bắt đầu các nút điều khiển
\paneltitlepagename{Trang tiêu đề}
\panlabstractname{Tóm tắt}
\panelcontentsname{Mục lục}
\panelfullscreenname{Tràn màn hình}
\panelhomepagename{DongPhD}
\panelgobackname{Trở về}
\panelclosename{Đóng}
\panelquitname{Thoát}
\panelpagename{Trang}
%\panelofname{của}
\emblema{Logo.jpg} %Chèn logo
\paneloverlay{PanelBG.jpg} %Chèn Hình cho PANEL
\overlay{Screen.jpg}% Hình nền
\urlid{dongphd.blogspot.com}
%\changeoverlay
\begin{document}
\begin{slide}
\section{Tiêu
đề phần 1 }
\large\textcolor{blue}{Đây là màn hình cơ bản của
Pdfscreen}
Nội dung phần 1.
\end{slide}
..........
\begin{slide}
\section{Tiêu đề phần 2}
Nội dung phần 2
\end{slide}
\end{document}

  • Hướng dẫn sử dụng kèm theo mẫu trình chiếu: Download here

Bài liên quan: Phần 1: Beamer, Phần 2: PDFsceen, Phần 3: PDFslide, Phần 4: PowerDot

Loạt bài này là của DongPhD, một thành viên của MathVn.Com, giới thiệu về các ứng dụng của LaTeX trong nhiều công việc khác nhau. Trước hết là tạo bản trình chiếu với LaTeX bằng gói Beamer Class của Till Tantau.
Photobucket

Bài liên quan: Phần 1: Beamer, Phần 2: PDFsceen, Phần 3: PDFslide, Phần 4: PowerDot

Blogger.com, một dịch vụ blog miễn phí của Google hiện nay đã bị chặn đứng bởi một số nhà mạng. Những người sử dụng dịch vụ blog của Blogger.com không thể đăng nhập vào tài khoản của mình được. Vì thế hôm nay, ngay khi quay trở lại, tôi đưa gia giải pháp đơn giản này mong giúp được phần nào cho những người sử dụng Blogger.com và một số trang bị chặn.

Nếu bạn đang dùng hệ điều hành Windows XP thì làm theo hướng dẫn sau:

1. Chọn Control Panel từ Start menu.
2. Click Network Connections từ Control Panel.
3. Chọn biểu tượng kết nối Network Connections window.
Chọn LAN or High-Speed Internet
4. Click vào Properties.
5. Chọn Internet Protocol (TCP/IP) và click Properties.


6. Chọn Use the following DNS server addresses

Preferred DNS server address for Open DNS is:

• 208.67.222.222

Alternate DNS server address for Open DNS is:

• 208.67.220.220
7. Click OK.

8. Quay lại biểu tượng kết nối LAN or High-Speed Internet, click phải, chọn Repair.

Sau khi đã thiết lập DNS server xong rồi, bạn truy cập vào welcome.opendns.com để kiểm tra xem đã thiết lập đúng chưa. Nếu được cấu hình đúng thì bạn sẽ thấy xuất hiện thông báo chào mừng đến với OpenDNS.
Hy vọng bài viết này đem lại hiệu quả cho các blogger đang gặp trở ngại như MathVn.Com. Bằng cách này bạn có thể truy cập vào được blogger.commathvn.com cũng như các trang khác nhanh hơn cách thông thường.

Tài liệu gồm nhiều chuyên đề của các chuyên gia bồi dưỡng học sinh giỏi toán , cụ thể là

1) Đồ thị tô màu và một số bài toán không mẫu mực (Đặng Huy Ruận)

2) Logic hình thức và áp dụng (Nguyễn Văn Mậu)

3) Công thức tính số phần tử của một hợp các tập hợp (Vũ Đình Hòa)

4) Mạng lưới ô vuông trong mặt phẳng (Vũ Đình Hòa)

5) Nguyên lý Dirichlet và một số bài toán ứng dụng (Nguyễn Duy Thái Sơn)

6) Một số phương pháp giải các bài toán tổ hợp nâng cao (Đặng Hùng Thắng)

7) Xây dựng song ánh giải một số bài toán tổ hợp (Huỳnh Tấn Châu)

8) Phương pháp thiết lập hệ thức truy hồi trong tổ hợp (Huỳnh Tấn Châu)

9) Ý tưởng giải và sự tường minh lời giải qua một số bài toán tổ hợp (Lê Văn Quang)

10) Giới thiệu một số bài toán đại số có xuất từ hình học (Nguyễn Đăng Phất)

11) Bất biến, đơn biến và ứng dụng (Trần Nam Dũng)

12) Một số vấn đề của toán rời rạc (Nguyễn Văn Tiến)

Download ở đây: Download

Sản phẩm Thời trang
Sản phẩm làm đẹp
Tinh Dầu - Đèn Đốt
Sản phẩm công nghệ
Phụ Kiện Khác
BACK TO TOP